Những kinh nghiệm quý mọi tài xế nên biết

Địa hình và thời tiết luôn là những lo ngại với xế xe, thời tiết có thay đổi chút, sương mờ hay mưa lớn hoặc xe phải đi qua những dốc đèo hiểm trở gây ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ, sự an toàn cho chuyến đi.

Lái xe ôtô liên quan đến tính mạng của những người xung quanh và chính bản thân những người ngồi trên xe, vì thế mà chúng ta nên chú ý rằng những kỹ năng lái xe phải thật cẩn thận và xử lý tình huống nhạy bén, kịp thời. Chúng tôi  sẽ cung cấp cho bạn những kỹ năng giúp lái xe an toàn trên mọi hành trình.

Lái xe đêm

– Do tính chất ban đêm chỉ có những phương tiện lớn như xe tải, xe container…hoạt động nên nếu bạn có phải lái xe ban đêm thì cần phải rất chú ý và tập trung khi lái xe, vào ban đêm tầm nhìn bị thu hẹp rất nhiều, đặc biệt là đường ở vùng quê hay những đoạn đường thiếu đèn cao áp.
– Khi trời nhá nhem nhớ bật đèn đăng-téc và giảm tốc, bỏ kính râm, khi trời tối thì bật đèn phù hợp, dùng tín hiệu đèn là chính khi tránh, vượt, gặp xe ngược chiều. Không đi nếu đèn không đảm bảo.

– Luôn nhìn vào đường chân của bóng tối trên nền đường, khi gặp xe ngược chiều, bật đèn cốt.

Lái xe khi sương mù

– Sương mù làm giảm tầm nhìn và có thể nguy hiểm nếu tầm nhìn bị hạn chế lớn, lời khuyên tốt nhất cho bạn là đừng lái, nếu phải lái thì nên bật cả đèn cốt, đăng téc, đèn sương mù.
– Các đoàn du lịch thường đi vào mùa lễ hội sau tết rất đông đa phần là đi đến những vùng có chùa chiền ở vùng cao đây là khoảng thời gian có lượng sương mù dày đặc mà các đoàn thường đi xe lớn như xe du lịch 45 chỗ, 35 chỗ, vì thế nếu bạn có đi thì nên đi theo đoàn, cách nhau một tầm nhìn, kiên nhẫn đi với tốc độ chậm, dù rất vội cũng không nên vượt.
– Đừng dừng xe, nếu xe bị hỏng thì cố gắng đưa xe vào bên phải lề đường, cùng mọi người rời xe càng sớm càng tốt để tránh nguy hiểm.

Lái xe khi trời mưa, gió

Khi trời mưa mà phải lái xe ra đường cũng rất nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt khi trời giông bão, nếu vậy bạn phải bật đèn, giảm tốc độ, lái cẩn thận, phải tránh xa môtô xe đạp.
– Che đậy lại hàng hoá (nếu có), kiểm tra các cửa. Đường mới ướt sẽ trơn hơn nên phải xử lý phanh, lái, xi nhan sớm hơn, giữ khoảng cách lớn hơn với xe cùng chiều, dùng gạt mưa, sấy kính đúng chế độ để có tầm nhìn tốt nhất.
– Lái xe đường rừng khi gặp trời mưa bạn nên cẩn trọng hơn (đọc thêm tại đây).
– Nên chạy ở tốc độ bằng một nửa so với bình thường. Nên chú ý đến phanh, khi bị ướt các má phanh sẽ ăn lệch hoặc không ăn sẽ rất nguy hiểm nếu phanh gấp, nên tì nhẹ vào chân phanh để sấy chúng khô trở lại.
– Nếu phải lái thì đi với tốc độ chậm, còn nếu thuê xe thì bạn nhớ nhắc tài xế đi chậm để giữ an toàn và tránh xa những xe tải, xe khách lớn.

Lái xe khi bị nắng chói

– Lái xe vào khoảng thời gian sáng sớm hoặc chiều muộn bạn dễ gặp những ánh nắng của mùa hè, khi đó bạn nên lau kính trước sạch, dùng kính râm, chắn nắng.
– Nếu xe ngược chiều hoặc xe sau bạn bị chói nắng thì cẩn thận trước khi rẽ vì họ khó phát hiện ra bạn đang bật đèn xinhan.
– Nên đi với tốc độ vừa phải vì tầm nhìn bị hạn chế.

Lái xe trên đường đèo dốc

– Trước khi đi đường đèo dốc bạn nên kiểm tra các bộ phận của xe: Nhiệt độ máy, áp suất dầu bôi trơn, áp suất khí nén, tămpua phanh, dầu phanh, xem có đủ chèn lốp không… Đặc biệt là kiểm tra phanh.
– Nên hãm tốc bằng số và động cơ, không lạm dụng phanh, chú ý đồng hồ vòng tua và nhiệt độ máy.
– Chú ý các biển báo, gương cầu. Cẩn thận với các khúc cua, con dốc – đó luôn là cạm bẫy, hạn chế vượt, chỉ vượt khi thật an toàn. Bóp còi trước khi vào cua, phải đi đúng phần đường.

– Nếu phát hiện hỏng phanh: Bình tĩnh và tỉnh táo, tìm cách giảm tốc bằng động cơ, dồn số, đừng bao giờ tắt máy.
– Nếu không hiệu quả thì thông báo cho mọi người biết ngay để có thể tự nhẩy khỏi xe.
– Bật toàn bộ đèn và bóp còi ra hiệu sự cố, quan sát các biển báo đường lánh nạn hoặc địa hình thuận lợi để đưa xe vào giảm tốc. Còn khi không điều khiển được xe phải nhanh chóng tìm cách rời xe ngay.

Những mẹo vặt cho các tài xế:

Làm phồng vết lõm bằng đá khô

Những vết lõm nhỏ trên xe do va chạm có thể làm phồng trở lại đơn giản bằng việc sử dụng đá khô. Áp đá khô vào vết lõm nhiều lần sẽ làm vết lõm biến mất. Lưu ý sử dụng găng tay bởi nhiệt độ cực thập của đá khô sẽ làm bỏng da tay.

Làm sạch động cơ bằng xà phòng và nước ấm

Một động cơ sạch sẽ đồng nghĩa với hiệu suất sử dụng sẽ tối ưu, vì thế nên thường xuyên làm sạch bằng nước và một ít nước rửa chén hoặc xà phong. Trước tiên, bọc kín tất cả các bộ phận nhạy cảm như điện, ắc-quy, cửa hút khí… bằng túi nilon, sau đó chà rửa động cơ bằng vải mềm, không quên tháo hết các túi bọc khi đã hoàn thành.

Che vết trầy xước với sơn móng tay

Tất nhiên sơn xe mới là phương án tối ưu cho các vết trầy xước, tuy nhiên nếu muốn có phương án tạm thời che đi vết xước trong thời gian ngắn thì sơn móng tay là lựa chọn hợp lý, đồng thời giúp mặt kim loại bên trong không gỉ sét.

‘Gột’ mùi nội thất bằng sáp thơm

Đơn giản hãy bỏ sáp (nến) thơm vào một cốc thủy tinh, đặt trong xe đóng kín cửa vào ngày nóng. Nhiệt độ cao làm tan chảy sáp và phân tán mùi thơm ra khắp khoang xe sẽ khử những mùi khó chịu đồng thời cho mùi thơm nhẹ sau đó.

Ghi nhớ vị trí xe trong bãi đỗ

Với những bãi đỗ xe lạ hoặc quá rộng, rất dễ bị loạn không thể tìm thấy xe, đặc biệt vào buổi tối. Do đó, nếu không chắc chắn nên sử dụng smartphone chụp ảnh vị trí xe và không gian xung quanh để đánh dấu.

Làm sạch đèn với kem đánh răng

Theo thời gian đèn pha, đèn sương mù bị ôxy hóa trở nên dơ bẩn. Để làm mới có thể lau đèn pha bằng kem đánh răng cùng một miếng vải khô, sau đó rửa lại bằng nước sạch.

Không treo chung chìa khóa xe vào chùm

Nhiều người có thói quen treo chung chìa khóa xe với nhiều chìa khóa nhà, văn phòng, tủ… Khi cắm vào ổ khóa, sức nặng của chùm sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác và lâu ngày còn làm lỏng dẫn tới tuột chìa khóa

Nguồn:Sưu tầm

Đăng ký sửa chữa